Có nên sử dụng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp?

Nội thất làm bằng gỗ được chia thành 2 trường phái: Tự nhiên và Công nghiệp. Cả 2 loại gỗ vẫn có phân khúc khách hàng riêng của nó. 

Điều đó chứng tỏ gỗ công nghiệp có điểm mạnh riêng, được ưa chuộng bởi thị trường.

Liệu gỗ công nghiệp có xứng đáng là vật liệu trong nội thất ngôi nhà bạn? Cùng Jemi tìm hiểu những sự thật về nội thất làm bằng gỗ ép công nghiệp nhé! 

Gỗ ép công nghiệp có những loại nào?

Gỗ ép công nghiệp, để sử dụng được cho các món đồ nội thất, đều phải được cấu tạo từ 2 thành phần: Lõi và bề mặt phủ

Về phần lõi bên trong, trên thị trường đang có các loại ván ép công nghiệp phổ biến như: ván MFC, MDF, HDF.

  • MFC: Là loại ván gỗ dăm, có khối lượng nhẹ nhất, độ ổn định tốt, chống giãn nở. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, nhiều nhà cung cấp gỗ MFC kém chất lượng, khó bắt vít. Vẫn có những công ty lớn có gỗ MFC tốt. Gỗ MFC còn có ưu điểm về giá thành, nên rất phổ biến cho những mẫu nội thất giá rẻ.

  • Gỗ MDF: Là loại gỗ ép công nghiệp dạng bột sợi, được nén lại ở mật độ trung bình. Do được nén lại, gỗ MDF có khối lượng nặng hơn MFC, nhưng cũng đồng nghĩa với độ bền và khả năng bắt vít tốt hơn. Tìm hiểu bàn trang điểm gỗ MDF tại Jemi

Một ứng dụng của gỗ MDF cho sàn nhà

Một ứng dụng của gỗ MDF cho sàn nhà

  • Gỗ HDF: Là loại gỗ cao cấp hơn MDF, cũng là dạng bột sợi nhưng được nén ở mật độ dày đặc. Khối lượng cao nhất trong các loại gỗ, khiến việc vận chuyển khá khó khăn. Tuy nhiên, chất lượng gỗ thuộc hàng đầu, có thể sử dụng tốt đến hơn 15 năm. Sử dụng nhiều bột sợi hơn trong mỗi thể tích nên giá thành của gỗ HDF cũng đắt hơn.

  • Lõi phủ lớp chống ẩm HMR : Những loại gỗ kể trên được phủ thêm lớp hóa chất chống ẩm, rất phù hợp cho những món đồ nội thất ở ngoài trời.

Bề mặt phủ: để gỗ công nghiệp được hoàn thiện và có thể sử dụng trong các món nội thất. Nếu nói lõi gỗ công nghiệp giúp tạo nên điểm mạnh về giá thành, độ bền, thì bề mặt phủ là thành phần không thể thiếu tạo nên những điểm mạnh còn lại của loại gỗ này. 

  • Melamine: Được cấu tạo từ 3 lớp, với lớp keo ở bên ngoài. Lớp phủ giúp tạo nên đặc tính chống ẩm, chống trầy của gỗ công nghiệp. Đây là loại lớp phủ được sử dụng phổ biến có giá thành khá rẻ. Melamine còn giúp tạo được nhiều loại màu sắc, bề mặt, giúp bạn cá nhân hóa món đồ nội thất của mình.

  • Laminate: Cũng có cấu tạo từ 3 lớp, nhưng laminate dày hơn và tốn nhiều công sức để dán nó lên cốt gỗ. Bề mặt chống thấm, chống trầy tốt hơn, giá thành cao hơn melamine. Ngoài ra, laminate cũng có đa dạng bề mặt hơn so với melamine, ví dụ như: giả kim loại, vải, vân đá.

Sự đa dạng về màu sắc và bề mặt của lớp phủ Laminate

Sự đa dạng về màu sắc và bề mặt của lớp phủ Laminate

  • Acrylic: Tạo độ bóng đẹp của bề mặt, tuy nhiên lại khá dễ trầy nên chỉ sử dụng ở những loại nội thất nhất định.

  • Lớp phủ veneer (ván lạng): Được lạng ra từ gỗ tự nhiên: gỗ căm xe, gỗ óc chó, .... Phiên bản rẻ hơn cho những ai thích vân gỗ tự nhiên. Veneer có khả năng chống ẩm cao, khó bị cong vênh rạn nứt.

Điểm mạnh của gỗ công nghiệp nói chung

Nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các loại vật liệu, gỗ công nghiệp nhìn chung có những điểm mạnh mà gỗ tự nhiên không thể mang lại:

  • Giá thành: Làm từ vụn gỗ, bột sợi nên giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều. Thiết kế phòng ngủ bằng gỗ MDF phủ melamine chỉ có giá vào khoảng 30 triệu, trong khi nếu sử dụng gỗ tự nhiên, mức chi phí khách hàng bỏ ra có thể hơn trăm triệu.

  • Thiết kế: Gỗ công nghiệp được ép lại có thể được làm thành những mảng lớn, giúp hoàn thiện các loại nội thất có thiết kế phẳng, đường nét liền lạc. Đó là lý do vì sao thế hệ trẻ ngày nay thích sử dụng gỗ công nghiệp cho phong cách nội thất trẻ trung, hiện đại.

  • Màu sắc: Tính cá nhân hóa cực kỳ cao nhờ khả năng tạo nghìn màu cộng thêm cấu trúc bề mặt giả kim, gỗ, vải, hoặc đá. Gỗ công nghiệp giúp món đồ nội thất của gia chủ trở nên độc đáo và ấn tượng.

  • Chống ẩm tốt: gỗ công nghiệp nếu được thi công kỹ càng, có thể chịu ẩm, thậm chí chịu nước trong thời gian dài. Điểm mạnh này có được nhờ lớp phủ hóa chất trên bề mặt, giúp ngăn chặn mọi tác nhân gây hỏng hóc cho cốt gỗ

  • Chống mối mọt: Bề mặt lớp phủ của gỗ công nghiệp giúp ích rất nhiều trong việc chống trầy, chống các loại côn trùng phá hoại gỗ. Gỗ tự nhiên sẽ không thể làm được việc này.

  • Khả năng chống cong vênh: Do tạo bề mặt phẳng, gỗ công nghiệp có thể giãn nở đều, giúp chống cong vênh, rạn nứt. 

Lớp phủ bên ngoài giúp tăng độ bền

Lớp phủ bên ngoài giúp tăng độ bền

Kết luận

Gỗ công nghiệp là xu hướng của tương lai, khi công nghệ càng phát triển, những loại sản phẩm gỗ ra đời thậm chí bền hơn gỗ tự nhiên. Do đó, sử dụng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp luôn là lựa chọn ưu tiên của giới trẻ, do giá thành cũng như mẫu mã đẹp.